Lựa chọn GPU Geforce hay Quadro khi mua laptop cho dân đồ họa 3D luôn là điều khiến designer đau đầu. Nhiều người cho rằng dòng đồ họa cho game đáp ứng đủ những yếu tố hiển thị hình ảnh. Tuy nhiên, một số cho rằng sử dụng Quadro mới giúp thiết kế ra những sản phẩm chất lượng ngay từ đầu.
Sự khác biệt của Geforce và Quadro
Geforce và Quadro là 2 dòng card đồ họa phổ biến trong các laptop cho dân đồ họa
Cùng là dòng card đồ họa tâm đắc của NVIDIA, Geforce và Quadro được thiết kế dành cho những dòng đối tượng chuyên biệt. Nếu như Geforce là cộng sự đáng tin cậy của những game thủ trong các giải đấu eSport hay lần cày game ngày đêm để thăng hạng, Quadro lại là người bạn đồng hành cùng designer tạo nên những kiệt tác để đời.
Tốc độ
Đây là ưu điểm Geforce vượt trội hơn hẳn Quadro. Tốc độ xử lý của GPU Geforce thường nhanh hơn Quadro từ 10-20%. Chẳng hạn khi đặt lên bàn cân 2 mẫu card Geforce GTX 1070 với Quadro P2000 sẽ thấy tốc độ xung nhịp lần lượt là 1683MHz và 1470MHz.
Tính logic
Khả năng hỗ trợ nhiều màn hình logic openGL ngay từ phần cứng. Nhờ sự hỗ trợ này giúp việc tính toán quyết định vật thể bị che lấp hay hiển thị trở nên dễ dàng hơn. Đây là ưu điểm của của card Quadro so với Geforce khi chạy các phần mềm sử dụng openGL.
Khả năng khử răng cưa
Hình ảnh trước và sau khi được khử răng cưa
Khử răng cưa được coi là một trong những tiêu chí mà mọi designer nếu quan tâm trong quá trình thiết kế. Khả năng khử răng cưa tốt sẽ giúp bề mặt hình ảnh trở nên mịn màng hơn, đặc biệt khi phải thao tác với đồ họa 3 chiều. Thực tế, răng chưa chính là các cạnh ô vuông của pixel, có hình dạng như những bậc thang. Bản chất của khử răng cưa chính là giảm sự khác biệt giữa pixel trắng và đen bằng cách thêm những pixel xám bên cạnh nhằm giảm hình dạng răng cưa trên hình ảnh, nhờ đó hình ảnh trở nên mịn và mượt hơn.
Sự khác biệt của Quadro và Geforce chính là khả năng khử răng cưa trên các hình ảnh đồ họa. Card đồ họa Quadro hỗ trợ tính năng khử răng cưa cho các đường thẳng và điểm ngay trên phần cứng, làm giảm đáng kể các thao tác và thời gian khi làm việc trên phần mềm mỹ thuật hoặc thiết kế đồ họa.
Giá thành
So với dòng GTX, card đồ họa Quadro có mức giá khó tiếp cận hơn. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong lĩnh vực đồ họa chuyên nghiệp hoặc phát triển phần mềm, Quadro là giải pháp tối ưu đảm bảo hiệu năng tốt cho mọi tác vụ của thiết kế, sáng tạo.
Học thiết kế đồ họa nên mua laptop nào?
Đối với mỗi lĩnh vực thiết kế sẽ có những yêu cầu khác nhau có laptop cho dân đồ họa. Chẳng hạn, những người học thiết kế đồ họa 2D sẽ có cách chọn laptop cho dân đồ họa khác với lĩnh vực thiết kế 3D hoặc phát triển phần mềm. Thiết kế đồ họa 2D chỉ cần laptop đồ họa có hiệu năng vừa đủ để chạy các phần mềm đồ họa nhẹ như Photoshop, Illustrator hay Corel. Vì thế lựa chọn card đồ họa Geforce là lựa chọn hợp lý.
Thiết kế đồ họa 3D cần 1 laptop hiệu năng mạnh mẽ và màn hình chất lượng
Tuy nhiên, đối với designer làm việc trong lĩnh vực đồ họa 3D, card đồ họa Quadro sẽ tạo những ưu thế nhất định trong quá trình thiết kế. Như những so sánh ở trên, các dòng card chuyên đồ họa sẽ có khả năng tính toán logic, khử răng cửa và phân bổ tài nguyên cho các tác vụ render tốt hơn so với Geforce. Nhờ đó, designer sẽ giảm bớt được thời gian chỉnh sửa sản phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh card đồ họa tốt, các yếu tố màn hình hay vi xử lý cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu suất công việc tối ưu hay không.
Nếu như màn hình độ phân giải thấp sẽ không thể hiển thị được hết những tính năng nổi bật của card chuyên biệt. Hoặc CPU của máy quá yếu sẽ dẫn đến hiện tượng máy làm việc chậm chạp, thường đúng hoặc treo máy khi thực hiện đa nhiệm. Vì thế, cách chọn laptop đồ họa tốt nhất nên cân bằng giữa 3 yếu tố CPU – GPU và màn hình.
Gợi ý 2 mẫu laptop sử dụng card Quadro cho dân đồ họa 3D
ConceptD 3 Ezel Pro và ConceptD 7 Ezel Pro là những mảnh ghép hoàn hảo dành cho các nhà thiết kế đồ họa 3D. Cả hai đều sở hữu vẻ ngoài sang trọng, khơi cảm hứng cho bất cứ nhà sáng tạo. Được thiết kế theo phong cách tối giản với gam màu trắng chủ đạo cùng khả năng thay đổ 6 chế độ linh hoạt nhờ bản lề Ezel Hinge, ConceptD 3 Ezel Pro và ConceptD 7 Ezel Pro vừa là cộng sự tuyệt vời đảm bảo khả năng sáng tạo trong mọi môi trường làm việc đồng thời thể hiện cá tính của người sở hữu.
Mặc dù khoác trên mình tấm áo trắng nhưng với công nghệ Micro-Arc Oxidation, designer có thể yên tâm sự bền bỉ của màu sắc và máy trong suốt quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó, 2 mẫu máy được trang bị bút điện từ Acer Active Stylus với 4.096 mức độ nhạy áp suất mang đến cảm giác phác thảo chân thực và chuẩn xác như đang sử dụng bút bình thường. Dù thực hiện digital sketching, animation hay thiết kế 3 chiều đều dễ dàng thực hiện với bút cảm ứng Stylus. Người dùng cùng không hoàn lo lắng gián đoạn sự sáng tạo vì bút hết pin nhờ công nghệ sạc nhanh 15 giây cho dung lượng pin sử dụng trong 90 phút
ConceptD 3 Ezel Pro cộng sự hoàn hảo của dân sáng tạo
- Màn hình: FHD 15,6 inch
- Dải màu: 100%sRGB DeltaE<2
- Cổng kết nối: SD 7.0, USB 3.2 type-A, Thunderbolt 3 USB type-C, Mini Displayport
ConceptD 3 Ezel Pro giúp nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo
ConceptD 3 Ezel Pro sở hữu cấu hình tốt cho các tác vụ đồ họa 3D với sự kết hợp hoàn hảo của bộ đôi Intel Core i7 thế hệ thứ 10 cùng Quadro T1000 mạnh mẽ giúp việc thiết kế 3D hay chỉnh sửa video luôn liền mạch, không có độ trễ về thời gian. Máy cũng được trang bị bộ nhớ tạm thời 16GB cùng ổ cứng SSD 1TB đảm bảo khả năng đa nhiệm và tốc độ thao tác trên máy luôn ổn định cùng khả năng lưu trữ rộng lớn cho nhà thiết kế.
>>> Đánh giá laptop cho dân đồ họa ConceptD 3 Ezel Pro
ConceptD 7 Ezel Pro sáng tạo không giới hạn
- Màn hình: 4K UHD 15,6 inch
- Dải màu: 100% RGB DeltaE<2
- Cổng kết nối: USB 3.1, Thunderbolt 3 type-C, Display Port
Sở hữu hiệu năng máy trạm, ConceptD 7 Ezel Pro giúp hiện thực hóa mọi giấc mơ đồ họa
Được coi là máy trạm di động, Acer ConceptD 7 Ezel Pro được trang bị nội thất mạnh mẽ với bộ độ Intel Xeon cùng Quadro RTX 5000. Với cấu hình này việc lên ý tưởng và hiện thức hóa các giấc mơ đồ họa hoàn toàn không làm khó nhà sáng tạo. Khả năng render đồ họa 3D và chạy cùng lúc nhiều phần mềm trở nên đơn giản, hạn chế các sự cố bất chợt nhờ RAM ECC 32BG, SSD 1TB.
Quá trình thiết kế trơn tru hay không phụ thuộc vào khả năng sáng tạo của designer cũng như cách chọn laptop đồ họa hỗ trợ. Với những sinh viên mới bước chân vào lĩnh vực đồ họa, lựa chọn ConceptD 3 Ezel Pro hay ConceptD 7 Ezel Pro tốn khá nhiều chi phí nhưng là sự đầu tư cho tương lai. Hi vọng với những chia sẻ trên đây, designer và các sinh viên ngành đồ họa sẽ có những thông tin cần thiết về cách chọn laptop đồ họa.