Đối với công nghệ hóa hiện đại hóa như hiện nay thì laptop đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu để hỗ trợ người dùng trong công việc. Đặc biệt là ngành lập trình viên hay được biết đến là coder thì laptop lại càng quan trọng đối với họ, nó được ví như là người bạn đồng hành của những coder. Vậy bạn nên lựa chọn laptop dành cho coder như thế nào vừa có thể đảm bảo công việc code dễ dàng vừa tiết kiệm được chi phí. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích một số lưu ý khi lựa chọn laptop cho coder.
Vậy coder là gì?
Với kỹ thuật và công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, thì hầu như bất cứ ngành nghề nào cũng cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Do đó mà công nghệ coder hay lập trình viên được cho ra đời để phục vụ cho lĩnh vực công nghệ và ngành nghề khác. Trong đó, coder là một cụm từ chỉ bao quát các ngành nghề trong lập trình như thiết kế website, lập trình ứng dụng hay tạo ra các phần mềm thiết kế máy tính, nhờ vậy mà lập trình trở thành một trong những ngành “hot” nhất và nổi bật nhất hiện nay.
Để trở thành một coder chuyên nghiệp thì người dùng cần trạng cho riêng mình một bộ kỹ năng phải trải qua một thời gian dài tôi luyện và điều quan trọng nhất là laptop dành cho coder hay người bạn đồng hành không thể thiếu trong suốt quá trình làm việc.
Cấu hình laptop dành cho coder bao nhiêu là đủ?
CPU
Với công việc coder này thì cấu hình của một chiếc laptop đóng vai trò quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến tốc độ làm việc, do công việc lập trình này cũng giống như đồ họa cũng có cho riêng mình những phần mềm chuyên dụng cho lập trình, nên người dùng cần lưu ý về cấu hình của laptop khi lựa chọn.
CPU bộ não của laptop
Đầu tiên là CPU, với laptop dành cho coder thì đây là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của một chiếc laptop nó được ví như là bộ não của chiếc laptop vì CPU sẽ xử lý các thông tin, hình ảnh, thao tác người dùng trên laptop. Do đó để công việc coder có thể trở nên dễ dàng và nhanh chóng thì laptop của bạn cần có một bộ xử lý đủ mạnh, tối thiểu la i5 nếu bạn có điều kiện tài chính thì nên đầu tư i7 nó sẽ tốt hơn rất nhiều.
RAM
Tiếp theo là RAM cũng là yếu tố không thể thiếu trong lập trình. Để công việc lập trình trở nên thuận lợi thì người dùng cần có một dung lượng RAM càng cao càng tốt. Vì trong quá trình làm việc thì các coder sẽ xây dựng một chương trình từ những đoạn coder dài và phức tạp nhưng để chạy được một chương trình đó thì phải tốn khá nhiều về băng thông trên RAM. Ngoài ra, RAM còn hỗ trợ cho các công việc như đồ họa hay cơ sở dữ liệu, nên bạn cần trang bị cho laptop một dung lượng RAM phải từ 8GB trở nên hoặc tốt nhất là 16GB.
RAM một phần không thể thiếu của laptop dành cho coder
Card đồ họa, màn hình, bộ nhớ
Ở công việc lập trình thì card đồ họa cũng không nhất thiết phải mạnh mẽ như đồ họa. Vì vậy người dùng có thể tự do lựa chọn bất kì chiếc card đồ họa nào mà mình cảm thấy là thích hợp với dung lượng khoảng 2GB hoặc 4GB là đã đủ cho công việc coder.
Bên cạnh đó thì màn hình laptop tốt nhất bạn nên lựa chọn kích thước 15.6 inch trở lên, nó sẽ cung cấp cho người dùng một không gian đủ lớn để có thể làm việc trên nhiều của sở cũng một lúc giúp đẩy nhanh tiến độ của công việc và tiết kiệm thời gian của người dùng.
Ngoài ra, về bộ nhớ lưu trữ nếu có điều kiện thì bạn nên sử dụng toàn bộ bằng ổ cứng SSD nó vừa có thể dùng để lưu trữ dữ liệu vừa có thể đẩy nhanh tốc độ khởi động của các phần mềm. Nên khi sử dụng SSD sẽ làm tăng tốc độ công việc của bạn lên đáng kể. Bên cạnh đó thì người dùng cũng có thể lựa chọn sử dụng kết hợp hai loại ổ cứng là HDD và SSD để tiết kiệm được chi phí.
ConceptD 7 Pro mẫu laptop lý tưởng cho công việc lập trình
Tiếp theo là mẫu laptop ConceptD 7 Pro của Acer thuộc hệ sinh thái ConceptD, được biết đến là một trong những dòng laptop luôn nhận được những đánh giá cao của người dùng. Là mẫu thiết kế mới nên mẫu máy sở hữu những điểm mạnh đáng mơ ước. Với những coder thì cấu hình khủng luôn đem lại sự hài lòng cho họ.
ConceptD 7 Pro có hệ thống cấu hình tiên tiến, là chiếc laptop đầu tiên sử dụng CPU Intel Xeon của Acer với khả năng xử lý cao hơn chất lượng hơn so với thế hệ trước, cũng nhờ vậy mà hiệu năng của ConceptD 7 Pro được nâng cao và dung lượng RAM có sẵn là 32GB. Song song với nhau đó chính là vi xử lý Intel® Core ™ i7 thế hệ thứ 9 và NVIDIA® Quadro RTX ™ 5000. Với sức mạnh này bạn không phải lo lắng trong những lần chạy code hay gặp bug nhiều, máy vẫn vận hành mượt mà. Không chỉ phục vụ cho công việc lập trình mà ConceptD 7 Pro còn làm tốt trong việc chỉnh sửa video hoặc xuất và render video có độ phân giải lên đến 6K và thiết kế 3D. Bộ nhớ tối đa 1TB SSD PCIe NVMe trong Raid 0 cho phép bạn lưu trữ thoải mái.
Sức mạnh đáng mơ ước trong việc lập trình
ConceptD 7 Pro sở hữu màn hình 15.6 inch độ phân giải Full HD, nó sẽ tạo ra một không gian rộng lớn cho người dùng trong việc laptop với nhiều tab cùng một lúc.
Cuối cùng, ConceptD 7 Pro còn giúp bạn vững tâm hơn khi làm việc với thời lượng pin lâu dài, đến 11 tiếng. Khả năng kết nối internet nhanh chóng với công nghệ Wifi 6.
Trên đây là bài phân tích về việc lựa chọn cấu hình laptop dành cho coder và mẫu laptop lý tưởng cho công việc lập trình ConceptD 7 Pro mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu rõ thêm về ngành coder này và lựa chọn được cho mình một chiếc laptop phù hợp với công việc.