Màu sắc ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm cuối cùng của nhà thiết kế. Vì thế trong suốt quá trình sáng tạo, điều người làm đồ họa luôn quan tâm đó là độ chuẩn của màu của màn hình máy tính. Vậy màn hình tốt nhất cho đồ họa nên đạt chuẩn màu nào, cùng khám phá trong bài viết dưới đây!
Phân biệt các dải màu phổ biến
Adobe RGB, sRGB, DCI P3 là 3 chuẩn màu phổ biến
Adobe RGB, sRGB, DCI P3 là 3 chuẩn màu phổ biến trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Mỗi chuẩn màu này có không gian màu khác nhau, phù hợp với những yêu cầu đồ họa từ đơn giản đến phức tạp. Đây được coi là hệ quy chiếu để ước lượng một cách tương đối khả năng hiển thị màu sắc của các thiết bị ghi hình, in ấn hay hiển thị.
Chuẩn màu truyền thống sRGB
sRGB là dải màu áp dụng cho màn hình, kỹ thuật in ấn và internet được Microsoft và HP giới thiệu vào năm 1996. Đây là một dải màu truyền thống và vẫn được coi là tiêu chuẩn màu của nhiều thiết bị ngày nay như camera, màn hình máy tính, điện thoại hay tivi. Ưu điểm của dải màu này là khả năng tương thích cao, phù hợp với nhiều thiết bị đầu xuất phổ thông như: máy in phun hoặc đăng lên mạng xã hội.
Tuy nhiên, nhược điểm của sRGB chính là không gian màu không lớn, với những file ảnh in offset sẽ gặp hiện tượng mất khả năng tái tạo màu ở 1 số vùng, thường là gam xanh lá.
Chuẩn màu đồ họa Adobe RGB
Đây là không gian màu rộng hơn đến 33% so với sRGB đặc biệt với vùng màu xanh lá, bắt đầu ra mắt từ năm 1998. Adobe RGB ghi nhận sắc độ tinh tế hơn ở vùng màu này. Khi so sánh với hệ màu sRGB, hình ảnh hiển thị theo dải màu Adobe RGB thường đậm và có chiều sâu hơn. , Vì thế đây là độ phủ màu này thường được sử trong lĩnh vực đồ họa, in ấn offset.
Chuẩn màu điện ảnh DCI P3
Chuẩn màu DCI P3 ra mắt năm 2010 được chọn làm tiêu chuẩn của ngành điện ảnh. Hầu hết các bộ phim phòng vé đều được chỉnh sửa hậu kỳ dựa trên không gian màu này. Dải màu này lớn hơn sRGB nhưng nhỏ hơn không gian màu Adobe RGB.
>>> “Bóc trần” 5 yếu tố tạo nên chiếc màn hình tốt nhất cho đồ họa
Màn hình tốt nhất cho đồ họa nên lựa chọn dải màu nào?
Sự khác biệt giữu sRGB và Adobe RGB
Nếu bạn làm việc với công việc in ấn hình ảnh và high-end commercial, hãy lựa chọn máy tính đạt chuẩn màu Adobe RGB. Thông thường những màn hình sử dụng chuẩn màu này sẽ có giá thành cao hơn so với các monitor áp dụng sRGB. Bù lại, công sức mà designer bỏ ra để chỉnh sửa sản phẩm thiết kế sẽ giảm đi rất nhiều. Kết quả là các bản in, sản phẩm đầu cuối sẽ luôn đạt được độ rực rỡ, bắt mắt, độ sâu màu cao và đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu hình ảnh được thiết kế đăng trên facebook, digital media…thì hệ màu sRGB là lựa chọn chính xác.
Với những nhà làm phim chuyên nghiệp, sử dụng máy tính theo chuẩn màu DCI P3 là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay do hạn chế của công nghệ in ấn và hiển thị, các màn hình máy tính hiện nay chỉ hiển thị gần hết các không gian dải màu. Vì thế nếu không quá khắt khe về độ chuẩn màu, các designer có thể xem xét các màn hình đáp ứng được trên 95% chuẩn màu.
>>> Những việc mà một chiếc màn hình cho đồ họa có thể làm
Gợi ý màn hình đồ họa chuyên nghiệp – Acer ConceptD CP1
Màn hình đồ họa chuyên nghiệp Acer ConceptD CP1
Thông số cơ bản:
- Kích cỡ: 24 inch, tỷ lệ 16:9
- Tần số quét: 165Hz
- Độ phân giải: Full HD
- Độ sáng: 250 nit
- Tấm nền IPS
Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực đồ họa, lựa chọn một màn hình có chuẩn màu phổ biến là điều vô cùng cần thiết. Với ConceptD CP1, những sản phẩm đồ họa của designer luôn có màu sắc chính xác, phổ màu rộng, tươi tắn và sống động từ khi phác thảo đến lúc hoàn thiện. Acer ConceptD CP1 có kích cỡ 24 inch, không gian màu đáp ứng 95% chuẩn màu điện ảnh DCI P3. Ngoài ra, phương sai màu của màn hình tốt nhất cho đồ họa này dưới 2 nên designer không cần lo lắng về khả năng hiển thị màu.
Màn hình đồ họa chuyên nghiệp ConceptD CP1 cùng sự chuyển tiếp tông màu mượt mà sẽ tạo cơ hội cho designer không gian sáng tạo với một tập hợp đầy đủ các màu sắc mạnh mẽ. Có thể nói đây chính là trợ thủ đắc lực giúp bạn tăng khả năng tạo và xem nội dung chi tiết hơn.
Kết
Hi vọng với những thông tin trên đây, các designer đã có thể chọn ra màn hình có dải màu phù hợp với công việc của mình. Để tham khảo thêm những màn hình dành cho đồ họa, vui lòng xem tại đây!