Điều gì làm nên sự thành công của một ấn phẩm thiết kế đồ họa? Một trong số đó chính là việc thể hiện được phong cách thiết kế rõ ràng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Có nhiều yếu tố tạo ra một phong cách thiết kế đẹp, rõ ràng, truyền tải thông điệp hiểu quả. Trong số đó, những bộ máy tính để bàn làm đồ họa cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Cùng Acer tìm hiểu thêm nhé!
Trừu tượng (Abstract)
Sự tự do và phóng khoáng trong phong cách đồ họa trừu tượng
Bắt nguồn từ những năm đầu thế kỷ 20, loại hình nghệ thuật trừu tượng dùng những hình dạng, màu sắc và các khuôn mẫu, đường nét để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng tồn tại độc lập từ những nguồn cảm hứng từ thế giới thực. Dần về sau, loại hình nghệ thuật này thường xuyên được bắt gặp trong các ấn phẩm thiết kế đồ họa. Các nhà thiết kế kỹ thuật số (digital designer) sử dụng nhiều chất liệu trừu tượng cho các tác phẩm của mình.
Ngôn ngữ hình ảnh của nghệ thuật trừu tượng không có giới hạn. Là phong cách phóng túng và tự do, khơi nguồn cho những sáng tạo bức phá mang đầy bản sắc riêng của nhà thiết kế. Các ấn phẩm truyền thông mạng xã hội, ấn phẩm in ấn, banner quảng cáo, v.v có thiết kế hơi hướng trừu tượng trên các chiếc máy tính đề bàn chuyên đồ họa được thể hiện một cách trọn vẹn, chuẩn nét và trung thực màu sắc.
Dàn xếp chữ (Typography)
Đơn giản và logic từ nghệ thuật xếp chữ
Khởi nguồn từ một phương thức in ấn bằng khuôn chữ của Johannes Gutenberg vào thế kỷ 15, Typography (Nghệ thuật dàn xếp chữ) trở thành một trong những phong cách nghệ thuật độc đáo từ các con chữ trong những ấn phẩm nghệ thuật thị giác ngày nay. Một cách dễ hiểu nhất về loại hình nghệ thuật này trong thiết kế đồ họa đó chính là sự sắp xếp có ý đồ của các con chữ để tạo nên một tổng thể có thông điệp, truyền tải được nội dung đến người xem theo cách sáng tạo và có chủ đích.
Dù là một ký tự hay một câu dài, sự sắp đặt của chúng trong một tác phẩm sẽ được đánh giá là có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự hút mắt của chúng với người xem. Trước đây, Typography đơn giản là sắp xếp các chữ cái. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ của các phần mềm đồ họa trên máy tính bàn hiện nay mà Typography được phát triển thêm với nhiều sự kết hợp phong phú, đa dạng, có tính sáng tạo cao, đem lại được sự thõa mãn về phần nhìn lẫn phần cảm nhận cho người xem.
Phong cách tối giản (Minimalism)
Tối giản từ sự kết hợp gọn gàng của các yếu tố trong thiết kế
Sự náo nhiệt, ồn ào của thế giới xung quanh chúng ta ngày càng lớn dần theo thời đại. Đó cũng chính là một trong những lý do giúp chủ nghĩa tối giản lên ngôi trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thiết kế đồ họa.
Một cách cơ bản nhất, tối giản trong thiết kế đồ họa chính là gạt bỏ đi được sự rườm rà, lộn xộn trong một tác phẩm. Làm sao để tác phẩm thiết kế đó đạt đến độ tinh giản tối đa mà vẫn không bị đánh giá là “đơn điệu, tẻ nhạt”. Bởi sự thành công của một tác phẩm đồ họa phong cách tối giản là cho người xem cảm nhận được rằng tất cả những gì hiện lên trước mắt họ đến từ một mớ hỗn độn đã được cắt gọn một cách có chọn lọc, và chỉn chu nhất.
Các nhà thiết kế đồ họa hiện nay đặc biệt ưa chuộng phong cách này vì chúng đơn giản, dễ dàng kết sâu một thông điệp nào đó vào tâm trí người xem. Bên cạnh đó, sự tối giản còn đại diện cho một số hình thái cảm xúc như: Tiết kiệm, gọn gàng, sạch sẽ, v.v.
Để cho ra được những ấn phẩm “đơn giản không đơn điệu” theo phong cách tối giản (minimalism), nhà thiết kế cần làm việc trên những chiếc máy tính để bàn chuyên dụng cho làm đồ họa. Điển hình như bộ đôi của Acer như ConceptD 500, ConceptD CP7, cặp đôi này sẽ hỗ trợ tối ưu cho họ sáng tạo và đánh giá ấn phẩm sáng tạo của mình một cách hiệu quả nhất.
Đọc thêm: Đặc điểm của một chiếc máy tính bàn thiết kế đồ họa chất lượng
ConceptD 500 và ConceptD CP7 giúp gì cho nhà thiết kế sáng tạo tối đa trên 3 phong cách trên?
Họa nét trừu tượng không giới hạn
Cấu hình mạnh đồng hành cũng những tác phẩm thiết kế trừu tượng nặng
Phá bỏ mọi rào cản sáng tạo trừu tượng mạnh mẽ cùng máy trạm ConceptD 500 với Intel Core i9 đời thứ 9, 8 lõi 16 luồng kèm tốc độ xử lý lên đến 5Ghz, đảm bảo giúp bạn “cân” mọi dự án thiết kế đồ họa khủng với phong cách trừu tượng. Ngoài ra, màn hình UHD 4K và dải màu Adobe RGB của Concept CP7 cũng cực kỳ hiệu quả cho các đường nét của ấn phẩm đồ họa trừu tượng.
Xếp chữ Typo đầy “toan tính”
Máy tính để bàn làm độ họa màn hình rộng thoải mái dàn xếp chữ
Với sự hỗ trợ từ màn hình 27 inch và tấm nền IPS, các designer sẽ không cần lo về không gian thiết kế của mình. Sự rộng rãi này sẽ giúp họ thoải mái sắp xếp ấn phẩm thiết kế của mình với phong cách Typography đầy chủ ý và logic.
Rõ ràng và thông thoáng theo phong cách tối giản
Diện mạo đạt mức tối giản của ConceptD 500
Cảm hứng tối giản cho những mẫu thiết kế phong cách “minimalism” có thể đến từ bất cứ đâu. Đó có thể là phong cách sống, sự trải nghiệm của nhà thiết kế, thế giới quan của họ hoặc đôi khi đơn giản chỉ từ những vật dụng xung quanh.
Mặc dù không quá lớn nhưng diện mạo của ConceptD 500 và ConceptD CP7 toát lên được vẻ tối giản và tinh gọn. Khởi nguồn cảm hứng cho các designer từ một bộ máy tính bàn làm đồ họa đơn giản.
Tạm kết
Phong cách trong một ấn phẩm thiết kế được tạo nên bởi nhiều yếu tố. Một trong số đó chính là bộ máy tính để bàn làm đồ họa của bạn. Từ chức năng bên trong đến diện mạo bên ngoài, tất cả đều đồng hành cùng bạn tạo nên những ấn phẩm có phong cách thiết kế rõ ràng, có màu sắc riêng, có giá trị độc đáo đến với người xem. Hy vọng bạn sẽ có thêm một kiến thức hưu ích sau khi đọc bài viết này nhé!
>> Xem thêm: Giải mã tiêu chí chọn một chiếc máy tính để bàn làm đồ họa tốt