Thiết kế đồ họa (graphic design) là một trong những ngành nghề hot, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Bên cạnh đó, nhu cầu nhân sự của nhóm ngày này cũng không ngừng tăng cao dẫn đến các trường đại học chiêu sinh những khóa học về design từ cơ bản cho đến nâng cao. Chính điều này làm gia tăng nhu cầu về một chiếc máy tính đồ họa hỗ trợ quá trình học tập và làm việc. Bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những yếu tố cần xét đến khi lựa chọn cấu hình máy tính đồ họa 3D ở phân khúc tầm trung, phù hợp với tài chính của các bạn sinh viên và những designer mới vào nghề.
Những khó khăn trong công việc mà các designer mới vào nghề thường gặp phải
Khi bước chân vào lĩnh vực sáng tạo, ngoài việc phải tìm kiếm, đưa ra những ý tưởng mới lạ, công việc của các nhà thiết kế đồ họa bị chi phối tương đối lớn bởi các công cụ làm việc. Do đó, để trở thành một designer chuyên nghiệp, một trong những điều quan trọng là bạn cần có một máy tính có cấu hình mạnh mẽ, đảm đương mọi tác vụ đồ họa một cách mượt mà và nhanh chóng.
Công việc của các designer bị phụ thuộc khá nhiều vào máy tính đồ họa
Rất nhiều trường hợp vì cấu hình máy tính không đủ điều kiện tiêu chuẩn để đáp ứng công việc, dẫn đến quá trình làm việc của các creators gặp trục trặc, gây trễ tiến độ. Máy tính đồ họa khi không đảm bảo hiệu năng không chỉ ảnh hưởng đến KPI mà còn tác động trực tiếp đến tâm lý làm việc của nhà thiết kế. Đây là yếu tố dẫn đến bực bội, khó chịu, kiềm chế sự sáng tạo mà mọi designer đều muốn né tránh.
Đặc biệt, đối với trường hợp phải thường xuyên kết xuất đồ họa, nếu như RAM có dung lượng thấp sẽ dễ gây nên hiện tượng nóng máy, tràn RAM, quá trình render chậm.
Bên cạnh đó, hiện tượng crash hay còn gọi là treo ứng dụng cũng gây nên nhiều sự khó chịu và phiền toái. Nhất là khi các designer đang thực hiện những dự án lớn, cần sự tập trung và độ chính xác cao trong công việc. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do xung đột các phần mềm trong máy tính, chủ yếu là giữa file chương trình với file hệ thống không tương thông với nhau.
Lựa chọn cấu hình máy tính đồ họa 3D tầm trung cần quan tâm những gì?
CPU – Linh hồn của dàn máy
CPU của máy tính đồ họa nên được đầu tư tối thiểu là Chip Intel Core i5 trở lên
CPU là cơ quan đầu não, linh hồn của cả dàn máy. Sức mạnh của CPU sẽ quyết định liệu máy có thể đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin của người sử dụng nhanh chóng hay chậm trễ. Nếu CPU kém sẽ dẫn đến hiện tượng xử lý chậm chạp, hay đứng máy. Vì thế khi xây dựng cấu hình máy tính đồ họa 3D, các sinh viên hãy lựa chọn bộ xử lý tối thiểu Intel Core i5 hoặc AMD A8 để đảm bảo chạy tốt các phần mềm chuyên về thiết kế đồ họa. Hoặc nếu ngân sách cho phép, các sinh viên có thể đầu tư các bộ vi xử lý chuyên dụng cho thiết kế đồ họa như Intel Xeon hoặc Ryzen Threadripper đảm bảo hiệu năng tốt nhất khi làm việc.
Card đồ họa
Card đồ họa là yếu tố quan trọng giúp những hình ảnh thiết kế hiển thị sống động và trung thực hơn. Card đồ họa có 2 loại là tích hợp và rời. Các loại card tích hợp hẵn thường chỉ đáp ứng mức độ đồ họa vừa phải, nếu bạn muốn hiệu năng mạnh mẽ hơn nhất là khi làm việc với các file thiết kế 3D, VGA rời là lựa chọn tối ưu. Với dòng VGA rời có 2 lựa chọn dành cho bạn là AMD và NVIDIA. Lời khuyên, bạn nên tham khảo thông tin trên trang web của các hãng phần mềm thiết kế đồ họa trước khi lựa chọn card đồ họa phù hợp. Đối với công việc đồ họa 3D, làm phim hay render kết xuất đồ họa thì việc trang bị những card màn hình chuyên nghiệp như Nvidia Quadro là vô cùng cần thiết.
Trường hợp kinh phí đầu tư eo hẹp hơn, bạn cũng có thể sử dụng card màn hình GTX 1650 4GB để đầu tư cho bộ máy tính thiết kế đồ họa 3D của mình.
RAM – cánh tay phải đắc lực giúp đa nhiệm ổn định
Quá trình làm việc của các creators diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào dùng lượng RAM
RAM là một trong những linh kiện quan trọng khi xây dựng cấu hình máy tính đồ họa 3D. Nhiệm vụ của RAM là cung cấp thông tin cần thiết cho bộ xử lý càng nhanh càng tốt. Điều này đồng nghĩa với việc khi người dùng chạy chương trình đồ họa 3D, mọi thông tin của chương trình được tạo ra và lưu trữ trên bộ nhớ RAM giúp CPU và GPU lấy thông tin xử lý. Bộ nhớ ngẫu nhiên này có thể chứa cùng lúc dữ liệu của nhiều chương trình đang sử dụng trên máy, vì thế dung lượng RAM càng lớn, khả năng đa nhiệm càng trơn tru mượt mà.
Bộ nhớ RAM được khuyên dùng cho cấu hình máy tính đồ họa 3D là từ 16 đến 32GB. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nếu thường xuyên thao tác trên các phần mềm Ps, Ai hay After Effects, bạn có thể nâng lên một chút, sử dụng RAM 32GB cho thoải mái.
Ổ cứng – Kho lưu giữ những sản phẩm đồ họa
Với công việc thiết kế, ngoài đáp ứng tiêu chí nhanh, mượt, máy tính làm đồ họa cần có dung lượng ổ cứng lớn để đảm bảo việc lưu trữ các sản phẩm thiết kế. Hiện tại trên thị trường đang có 2 loại ổ cứng phổ biến là SSD và HDD. Các sinh viên nên ưu tiên sử dụng ổ cứng SSD thay vì HDD. Bởi theo nhận xét đánh giá của giới công nghệ, ổ cứng SSD nhanh hơn gấp 2 lần so với HDD. Lý do là HDD đọc dữ liệu thông qua việc quay của các đĩa từ dẫn đến việc truy xuất chậm hơn. Trong khi đó, SSD có thể đọc hoặc ghi dữ liệu ở bất kì vị trí nào trên đĩa với tốc độ vô cùng nhanh chóng.
Kết hợp linh hoạt giữa SSD và HDD để quá trình làm việc trở nên suôn sẻ hơn
Bên cạnh đó, SSD cũng giúp tăng tốc khởi động máy và các phần mềm nhanh chóng hơn. Về độ bền, SSD cũng vượt trội hơn HDD, nên đầu tư dàn máy sử dụng ổ cứng SSD là lựa chọn tốt nhất cho những người bắt đầu bước chân vào lĩnh vực thiết kế. Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép, bạn có thể “tậu” cả 2 loại ổ cứng cho dàn PC làm đồ họa của mình. Trong đó, ổ cứng SSD cho hệ điều hành, các phần mềm hệ thống và một ổ HDD để hỗ trợ lưu trữ dữ liệu.
Hy vọng với những kinh nghiệm khi lựa chọn cấu hình máy tính đồ họa 3D được chia sẻ ở trên, bạn sẽ nhanh chóng tìm được người bạn đồng hành cùng chinh chiến các dự án sáng tạo của mình. Truy cập Acer để xem thêm nhiều cấu hình máy tính đồ họa phù hợp
>>> Kinh nghiệm lựa chọn cấu hình máy tính đồ họa 3d theo phong cách minimalism