Auá trình thiết kế đòi hỏi chạy những phần mềm chuyên dụng ngốn nhiều tài nguyên cùng thời gian xử lý lâu dài. Để đảm bảo quá trình làm việc diễn ra trơn tru, designer cần trang bị cho mình một bộ máy đủ mạnh mẽ. Đâu là những tiêu chí cần quan tâm khi build máy tính bàn cho dân thiết kế, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Máy tính bàn cho dân thiết kế cần đáp ứng tiêu chí gì?
Không gian trải nghiệm chân thật, sắc nét
Có nhiều yếu tố quyết định không gian hiển thị chân thật và sắc nét, trong đó phải kể đến kích cỡ, độ phân giải, tấm nền và tần số quét của màn hình. Một màn hình chuẩn dành cho dân thiết kế phải hội tụ đầy đủ 4 yếu tố trên. Kích cỡ hoàn hảo cho màn hình thiết kế là 25inch cho designer tầm nhìn đủ rộng, hạn chế tình trạng nhức mỏi mắt khi phải không gian làm việc quá lớn. Hoặc người dùng có thể chọn màn hình có kích thước 27ich để mở rộng không gian hiển thị thêm đôi chút. Những màn hình lớn hơn sẽ gây chóng mặt khó tập trung nếu thời gian làm việc kéo dài.
Không gian hiển thị rộng rãi đảm bảo quá trình thiết kế chuẩn trong từng chi tiết
Bạn cũng nên quan tâm đến yếu tố độ phân giải màn hình. Không gian thiết kế sẽ trở nên hoàn hảo khi màn hình có độ phân giải tương xứng với kích cỡ. Một màn hình lớn nhưng độ phân giải thấp sẽ dẫn đến hình ảnh hiển thị bị nhòe, vỡ hạt, không chân thực ảnh hưởng đến sản phẩm. Những màn hình dành cho dân đồ họa cần có độ phân giải tối thiểu Full HD. Bạn có thể trang bị màn hình 2K hoặc 4K tùy theo tính chất công việc thiết kế 2D, 3D hay phát triển phần mềm.
Ngoài ra, màn hình cần có tần số quét tương xứng với độ phân giải để đảm bảo không xảy ra hiện tượng giật, lag, xé hình khi thực hiện video mô phỏng. Tùy thuộc vào sản phẩm thiết kế, designer có thể lựa chọn màn hình tần số quét 75hz, 144hz hay 240hz. Với người chuyên thiết kế 3D hoặc annimation, 144hz trở lên là lựa chọn đáng cân nhắc.
Tốc độ khung hình ảnh hưởng đến khả năng hiển thị
Cùng với tần số quét, tấm nền TN, VA hay IPS được trang bị trên màn hình đều ảnh hưởng đến góc nhìn và khả năng hiển thị. Dựa vào ngân sách có thể bỏ ra, người dùng chọn cho mình màn hình có tấm nền phù hợp. Bạn cũng nên đảm bảo, màn hình có khả năng chống chói khi thiết kế trong môi trường quá sáng hoặc phải làm việc với những tông màu phản quang.
Cấu hình đảm bảo hiệu suất làm việc tối đa
Cấu hình mạnh mẽ, card đồ họa cao sẽ giúp xử lý đồ họa mượt mà
Điểm thứ 2 ảnh hưởng tới quá trình làm việc của designer chính là khả năng hoạt động của máy. Thông thường, khi nhắc đến đồ họa, người ta sẽ nghĩ ngay đến chuyện sử dụng phần mềm chuyên biệt như Adobe Premiere, Adobe Illustrator, Corel, 3Ds Max, Autocad… Tuy nhiên, quá trình làm việc của designer không phải làm việc trên 1 hay 2 ứng dụng độc lập mà yêu cầu chạy cùng lúc nhiều phần mềm. Quá trình này có thể khiến máy treo hoặc đứng máy nếu cấu hình PC không đủ đáp ứng yêu cầu.
– Với thiết kế đồ họa 2D, cấu hình “ngon” cần mà designer cần trang bị: Intel Core i5 hoặc AMD Ryzen 5, RAM tối thiểu 8GB, trang bị ổ cứng SSD và HDD, card đồ họa onboard đảm bảo khả năng khởi động mượt mà, đa nhiệm tốt cho các phần mềm đồ họa dạng nhẹ.
– Với thiết kế 3D, do phải chạy những phần mềm nặng đô hơn như 3Ds Max, Autocad, Autodesk, Revit, VRay cần cấu hình “trâu” hoặc chuyên biệt dành riêng đồ họa. Cấu hình tối thiểu là Intel Core i7 hoặc AMD Ryzen 7, RAM 16GB (cho phép nâng cấp khi cần), ổ cứng SSD, HDD và card đồ họa rời NVIDIA Geforce hoặc AMD Radeon. Để đảm bảo hiệu năng tốt nhất cho việc xử lý hình ảnh, render chuyên nghiệp, designer có thể lựa chọn các cấu hình dành riêng cho lĩnh vực thiết kế như Intel Xeon hoặc AMD Threadripper cùng dòng GPU chuyên biệt như NVIDIA Quadro hay AMD FirePro.
– Với phát triển phần mềm, nên sử dụng cấu hình chuyên đồ họa: Intel Xeon hoặc AMD Threadripper cùng dòng GPU chuyên biệt như NVIDIA Quadro hay AMD FirePro. Kết hợp với đó là thanh RAM ECC hay SSD dung lượng lớn nhằm đảm bảo tối ưu quá trình thiết kế.
Mở rộng khả năng kết nối ngoại vi
Quá trình thiết kế, hoàn thiện và bàn giao sản phẩm đòi hỏi sự kết nối với các thiết bị ngoại vi hoặc truyền dữ liệu. Vì thế, khi máy tính bàn cho dân thiết kế, bạn cần quan tâm đến sự đa dạng của cổng kết nối và hỗ trợ truyền dữ liệu. Bộ PC hoàn hảo sẽ phải có đủ các cổng kết nối như USB, Displayport hay HDMI cho phép truyền tải dữ liệu với chất lượng cao.
Gợi ý 2 cấu hình máy tính bàn cho dân thiết kế từ hệ sinh thái Acer ConceptD
Acer ConceptD là hệ sinh thái dành riêng cho dân đồ họa. Mỗi sản phẩm của Acer ConceptD không chỉ tích hợp cấu hình khủng, đáp ứng nhu cầu của ngành thiết kế mà còn đầu tư diện mạo bề ngoài, tạo nên phong cách cho từng designer. Trong bài viết này sẽ giới thiệu 2 cấu hình PC cùng màn hình Acer ConceptD CP3 đảm bảo “cân” hết mọi chương trình đồ họa.
Acer ConceptD CP3 – không gian sáng tạo vô song
Acer ConceptD CP3 màn hình hiển thị tốt cho dân designer
Đây là giải pháp tối ưu của những người làm việc trong ngành thiết kế yêu cầu cao về độ chuẩn màu và khả năng hiện thị. Acer ConceptD CP3 có kích thước 27 inch, độ phân giải 4KUHD với dải màu rộng chuẩn Pantone mang đến trải nghiệm hình ảnh, màu sắc chuyên nghiệp, sai số Delta E<1. Màn hình có tần số quét 144hz đảm bảo không bị giật, lag mờ nhiễu khi làm việc với đồ họa chất lượng cao.
Với Acer ConceptD CP3, các chi tiết thiết kế được hiển thị một cách tinh xảo. Ngoài ra, màn được tích hợp tấm nền IPS chống chói, nâng khả năng tái tạo màu sắc và mở rộng góc nhìn lên 178 độ, giúp nhà sáng tạo có thể quan sát thiết kế dưới mọi góc độ.
Dải màu rộng đảm bảo độ chính xác gần như tuyệt đối cho từng thiết kế
Bên cạnh đó, việc tích hợp công nghệ màn hình NVIDIA® G-SYNC Compatible mang đến đồ họa siêu mượt và độ trễ thấp với tốc độ làm mới biến số cơ bản (VRR). Công nghệ này ngăn ngừa hiện tượng xe, trồi sụt khong hình ở chế độ toàn hình hoặc chế độ từng cửa sổ.
>>> Xem thêm: Màn hình cho designer ConceptD đến từ Acer – lựa chọn hoàn hảo cho nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp
Acer ConceptD 500 – Hiệu năng tối ưu cho xử lý đồ họa 2D, 3D
Thông số cơ bản
- CPU: Intel Core i9 -9900K
- GPU: Quadro RTX 4000
- Ram: 64GB
- SSD 2TB
Thiết kế tối giản của Acer ConceptD 500
Acer ConceptD 500 thiết kế theo phong cách minimalism với góc tròn màu trắng và mặt trên bằng gỗ cùng mặt trước cách điệu theo hình tam giác. Diện mạo bề ngoài, Acer ConceptD 500 mềm mại khác hẳn với dáng vẻ vuông vức thường thấy của PC. Trái ngược với vẻ thanh thoát bên ngoài, “nội thất: của máy vô cùng mạnh mẽ, hoàn toàn đảm nhiệm mượt mà mọi phần mềm đồ họa 2D hay 3D. Máy trang bị vi xử lý Intel Core i9-9900K thế hệ thứ 9 mới nhất với 8 lõi, 16 luồng và xung nhịp tối đa lên tới 5GHz. Ngoài ra với thanh RAM DDR4 dung lượng 64GB với chỉ số bus 2666, các ứng dụng thiết kế đồ họa sẽ chạy nhanh và ổn định trên Acer ConceptD 500.
Mô phỏng 3D hay render đồ họa chất lượng cao không làm khó Acer ConceptD 500
Chức năng đồ họa của máy được tối ưu với GPU NVIDIA Quadro RTX 4000. Nhờ đó, mô phỏng 3D hay render đồ họa chất lượng cao không làm khó được mẫu desktop này. Ngoài ra, card đồ họa hiệu năng cao này còn cho phép Acer ConceptD 500 làm việc cùng lúc trên bốn màn hình độ phân giải 5K (5120×2880 @ 60Hz) với HDR, giúp cải thiện hiệu ứng hình ảnh và hiển thị hình ảnh động.
Acer ConceptD 500 được trang bị hệ thống tản nhiệt thông gió tối ưu với ba quạt làm mát điều khiển không khí lưu thông trong khung máy. Hệ thống tản nhiệt thế hệ mới của Acer ConceptD 500 không chỉ giữ máy luôn mát khi hoạt động hết công xuất mà còn duy trì độ ồn ở mức 40dB, đảm bảo không gian yên tĩnh cho hoạt động sáng tạo.
Acer ConceptD 900 – máy trạm trong mơ của mọi designer
Thông số cơ bản
- CPU: Intel Xeon Gold 6148
- GPU: NVIDIA Quadro RTX 6000
- Ram: 64GB (cho phép nâng cấp lên 192GB ECC)
- SSD 1TB
Acer ConceptD 900 chiếc máy trạm trong mơ của designer
Acer ConceptD 900 là một máy tính bàn hiệu năng tối đa dành riêng cho developer hoặc filmmaker. Máy cho phép chạy nhiều ứng dụng phức tạp cùng một thời điểm nhờ bộ xử lý dual Intel Xeon® Gold 6148 với tối đa 40 lõi và 80 luồng, card đồ họa NVIDIA Quadro RTX 6000.
Máy trang bị sẵn RAM 64GB ECC (có khả năng tự động sửa lỗi, tránh hiện tượng xung đột khi chạy đa nhiệm), hỗ trợ 12 khe cắm bộ nhớ RAM cho phép trang bị tổng bộ nhớ lên tới 192GB. Đây là cấu hình trong mơ, đáp ứng mọi nhu cầu của developer hay filmmaker chuyên nghiệp.
Sự hỗ trợ AI tăng cường sức mạnh tính toán và đồ họa
Acer ConceptD 900 với sự hỗ trợ của trí thông minh AI tăng cường sức mạnh tính toán và xử lý đồ họa vượt trội.
Đảm bảo hiệu năng tuyệt đối cho quá trình sáng tạo, Acer ConceptD 900 cũng “nói không” với tiếng ồn và nóng máy. Mẫu desktop được thiết kế sử dụng sáu quạt tản nhiệt để hút không khí qua tấm chắn phía trước, giúp luồng khí được lưu thông khắp thân máy. Nhờ đó, dù render hay chạy mô phỏng 3D trong thời gian dài, Acer ConceptD 900 vẫn luôn mát và yên tĩnh. Acer ConceptD 900 sở hữu ngoại hình bóng bẩy và chuyên nghiệp nhờ lớp vỏ kim loại màu đen mờ với đèn LED trên nút nguồn.
Kết luận,
Sở hữu một chiếc máy tính bàn cho dân thiết kế là điều cần thiết đảm bảo hiệu suất làm viêc tối ưu. So với chiếc laptop trong cùng tầm giá bộ PC sẽ có hiệu năng mạnh mẽ vượt trội, giúp công việc thiết kế hay render trôi chảy và nhanh chóng. Để biết thêm thông tin chi tiết về các dòng sản phẩm dành riêng cho designer trong hệ sinh thái Acer ConceptD, hãy xem tại đây!
>>> Xem thêm: Bộ đôi máy tính bàn chuyên đồ họa của Acer sẽ đưa bạn đến đỉnh cao của sự sáng tạo